BÀI TUYÊN TRUYỀN DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh lây trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh và có thể lây lan gián tiếp qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ, quần áo có chứa chất mang virut.
1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
Là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra.
Bệnh có nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình.
Tỷ lệ bệnh và chết cao (100%).
Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.
Khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm.
Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
Nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
2. VỀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
Heo nhà, heo rừng đều mắc bệnh.
Heo nuôi thả rông dễ mắc bệnh hơn (do tiếp xúc nhiều phân, nước tiểu).
Bệnh xảy ra quanh năm.
Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh
3. BIỂU HIỆN BỆNH
Thời gian ủ bệnh 5-10 ngày
Sốt cao 41- 42 0c kéo dài liên tục 4 ngày với thể trạng bình thường.
Sau đó heo ủ rủ, lờ đờ, suy nhược, ho thở khó; run, dáng đi loạng choạng, nằm chồng lên nhau, nái sảy thai.
Xuất huyết thâm tím ở tai, bẹn, bụng và mặt đùi sau, chân rồi hoại tử.
4. BỆNH TÍCH
Máu chảy ra từ lỗ tự nhiên: mũi, miệng, hậu môn.
Tim, cơ tim, vành tim xuất huyết.
Lách sưng to, xuất huyết và nhồi huyết.
Gan sưng to, xuất huyết.
Phổi xuất huyết, khí quản phế quản chứa bọt.
Dạ dày xuất huyết.
Ruột non, ruột già xuất huyết.
Thận xuất huyết.
Bàng quang phù xuất huyết.
Hạch lâm ba sưng, xuất huyết.