Tuyên truyền phòng chống bệnh sởi
Bệnh sởi là 1 bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính ở đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em.
- Nguyên nhân
Virus sởi xâm nhập niêm mạc đường hô hấp trên, vào máu. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí ít nhất 34 giờ nhưng rất dẽ bị tiêu diệt bởi ánh sang mặt trời, nhiệt độ và hóa chất.
Virus sởi có thể theo giọt nước bọt người bệnh bắn ra ngoài truyền trực tiếp cho người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Triệu chứng
- Thời kì đầu: Trẻ có các biều hiện như sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, họng bị đỏ, đau mắt.
- Sau thời kì này trẻ bị sốt tăng lên từ 39 – 40 độ. Sởi bắt đầu mọc và thường mọc ở sau tai, trán, mặt, cổ, ngực, thân, hai tay và cuối cùng là ở hai chân. Đặc điểm của nối ban sởi là màu đỏ hồng, to khoảng 3 – 4 mm, khi căng da ra thì nốt ban này mất đi. Nếu bệnh ko có biến chứng gì thì thường sau 1 tuần ban sởi sẽ bay hết và sau hai tuần trẻ trở lại bình thường.
- Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị.
- Với thể sởi lành tính: Điều trị tại nhà, cách li trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt, đảm bảo thoáng, sáng, tránh gió lùa, ko cho tiếp xúc với những trẻ khác
- Hàng ngày vệ sinh da , răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da, rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm đun sôi để nguội. Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối, nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh.
- Cho ăn nhẹ, đủ chất, cho uống nhiều nước như Oresol, nước quả tươi khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
- Phòng bệnh
- Cần cho trẻ tiêm phòng văcxin sởi theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia:
Mũi 1 : Khi trẻ tròn 9 tháng tuổi.
Mũi 2: Tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
Nếu không nhớ đã tiêm đủ hay chưa thì nên tiêm thêm 1 mũi.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc, trường lớp bởi virus sởi sẽ bị tiêu diệt khi nắng hanh, thông thoáng.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Khi đi ra chỗ đông người nên đeo khẩu trang y tế.
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.